Nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh nguyệt là một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ. Cơn đau này xuất hiện ở mỗi tháng là do tử cung đang thực hiện chức năng của nó, giúp thải ra chất đệm lót trong tử cung để sẵn sàng cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. 

Trong kỳ kinh nguyệt, thành tử cung co lại làm cho lớp lót bị bong ra bằng cách ngăn chặn các mạch máu nhỏ. Từ đó não sẽ nhận được một thông điệp rằng bụng của bạn đang bị đau. 

Biểu hiện đau bụng kinh ở nhiều chị em phụ nữ

Đồng thời, cơ thể giải phóng các tuyến tiền liệt để làm cho tử cung co lại nhiều hơn, do đó bạn cũng sẽ bị đau nhiều hơn. 

Đau bụng kinh không liên quan đến nguyên nhân y khoa được gọi là đau bụng kinh nguyên phát.

Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Nếu bạn từng có một khoảng thời gian dài không bị đau mà đến giờ nó mới xuất hiện thì cơn đau đó có thể là do một vấn đề về y khoa. Đây được gọi là đau bụng kinh thứ phát. 

Đau bụng kinh thứ phát ít phổ biến hơn nhiều so với đau bụng kinh nguyên phát. Nó cũng có nhiều khả năng gây ảnh hưởng nếu chị em đang ở trong độ tuổi 30-45. 

Bất cứ điều gì gây ra đau bụng kinh thứ phát đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một số căn bệnh thậm chí còn có thể làm hỏng ống dẫn trứng, chẳng hạn như:

  • Lạc nội mạc tử cung. Điều này xảy ra khi các mô bình thường phát triển ở trong niêm mạc tử cung lại xuất hiện bên ngoài tử cung và gây ra chảy máu hàng tháng. Bạn có thể bị đau liên tục hoặc đau theo chu kỳ, và nó sẽ dần tệ hơn trước khi bắt đầu có kinh nguyệt. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nghiêm trong khi quan hệ tình dục.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID). Bệnh này bị gây ra bởi sự nhiễm trùng kéo dài trong khung chậu, chẳng hạn như nhiễm khuẩn chlamydia. Bạn sẽ có các triệu chứng như đau khi quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo bất thường.

Lạc nội mạc tử cung và PID có thể gây ra vết thương và việc tích tụ mô trong khung chậu, làm cho tinh trùng khó có thể tiếp cận với trứng hơn. 

Ngoài ra, các tình trạng khác liên quan đến đau bụng kinh thứ phát có thể ảnh hưởng đến tử cung bao gồm:

  • U xơ. Đây là tình trạng phát triển các tế bào không bị ung thư trong thành tử cung. Nó thường gây đau và chảy máu rất nặng.
  • Adenomyosis (Lạc nội mạc trong tử cung). Với trường hợp này, lớp lót tử cung sẽ phát triển dần phía trong thành tử cung, dẫn đến sự dày lên của cơ tử cung. Bạn có thể bị đau và chảy máu nặng. Nó có liên quan đến lạc nội mạc tử cung và có nhiều khả năng ảnh hưởng nếu bạn đã từng có em bé.
Xem ngay:  Bài tập cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong thai kỳ

Bên cạnh đó, dụng cụ tránh thai (IUD), còn được gọi là vòng tránh thai, đôi khi có thể gây đau theo chu kỳ sau khi chị em đã đặt nó vào tử cung. Nhưng điều này thường là tạm thời và cơn đau sẽ giảm bớt sau vài tháng đầu tiên. 

IUD sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ dưới bất kỳ hình thức nào, cho dù sau đó bạn quyết định thử có em bé. 

Các chị em cũng có thể nói chuyện với bác sĩ của mình nếu có quan tâm về những cơn đau bụng kinh này để được giới thiệu đến một chuyên gia để kiểm tra và điều trị thêm.

Những dấu hiệu đau bụng kinh thông thường?

Đau bụng kinh như thế nào là bình thường?

Thật khó để nói chính xác những gì là bình thường, vì đau bụng kinh có thể liên quan đến một loạt các triệu chứng khác nhau. 

Tuy nhiên, nếu nhận thấy một sự thay đổi rõ rệt đối với cảm giác bình thường của mình, chẳng hạn như cơn đau tăng lên, đau trực tràng hoặc chảy máu đột xuất giữa các thời kỳ thì bạn nên đến gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe ngay.

Thông thường, cơn đau sẽ bắt đầu ngay trước khi hành kinh và có thể kéo dài đến 3 ngày. Khi đó, bạn sẽ gặp một vài tình trạng sau đây:

  • Cảm thấy cơ thể không khỏe và mệt mỏi đến mức kiệt sức.
  • Đau ngắt quãng hoặc liên tục (cũng có thể là cả hai) và cơn đau càng tồi tệ hơn vào thời điểm hành kinh nặng nhất.
  • Đau ở bụng, lưng dưới hoặc xuống phần đùi trong.
  • Đau ở âm đạo.
  • Nhức đầu, tiêu chảy và buồn nôn.
  • Cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt.

Làm sao để xoa dịu các cơn đau?

Đau bụng kinh nên làm gì cho đỡ đau?

Nếu bị đau bụng kinh, có thể chị em sẽ cảm thấy rất sợ hãi khoảng thời gian khi cơn đau bắt đầu quay trở lại. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe nói chung và những điều này cũng có thể giúp giảm đau:

  • Căng thẳng có thể làm cho cơn đau tồi tệ hơn, vì vậy hãy thử sử dụng các phương pháp thư giãn hoặc giảm đau khác nhau. Cố gắng đừng tập trung vào tất cả những công việc mà mình phải làm nhé.

Chị em bị đau bụng kinh phải làm sao?

  • Tập thể dục thường xuyên cũng có thể hữu ích. Bạn nên đặt mục tiêu cho 3 bài tập 30 phút mỗi tuần, bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh hay bất kỳ hoạt động hấp dẫn nào.
  • Đau bụng kinh thường phổ biến và nghiêm trọng hơn đối với người hút thuốc, và cả khi bị thừa cân. Do đó, đây chính là một lý do tuyệt vời để ngừng hút thuốc và có cân nặng lành mạnh cho các chị em đấy.

Cách chữa đau bụng kinh dữ dội là bạn cần cố gắng nghỉ ngơi và đặt một chai nước nóng hoặc một túi chườm nóng lên trên bụng hoặc ở phần lưng dưới.

Xem ngay:  Cảnh báo về các phương pháp điều trị tốn kém & không cần thiết từ các chuyên gia sinh sản

Có nên uống thuốc giảm đau nếu đang muốn có con không?

Nếu đang có ý định có con thì tốt nhất không nên dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau bụng kinh nào. 

Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen hoặc axit mefenamic thường có hiệu quả để giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ không nên dùng NSAID trong thai kỳ. 

Hãy nhớ rằng bạn có thể thấy bị chậm kinh mà không hề nhận ra mình đã có thai. Một số triệu chứng mang thai sớm (như ngực mềm hơn) thường tương tự như các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bạn thậm chí có thể bị chảy máu trong khoảng thời gian ngay trước khi có thai. 

Vì vậy, nếu đang muốn có em bé, chị em có thể muốn sử dụng paracetamol. Mặc dù nó không phải lúc nào cũng hiệu quả cho các cơn đau kinh nguyệt, nhưng bạn vẫn có thể dùng nó trong thai kỳ sớm nếu thấy thực sự cần thiết. 

Ngoài ra, một số phụ nữ còn thấy rằng máy giảm đau (TENS) cũng giúp giảm đau theo chu kỳ. 

Bạn có thể thử châm cứu hoặc bấm huyệt giảm đau bụng kinh, tuy nhiên không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy phương pháp này có hiệu quả. 

Nhiều phụ nữ cũng thấy rằng gừng giúp giảm đau. Biện pháp sử dụng thảo dược và bổ sung chế độ ăn uống bao gồm canxi, magie, thiamin và bổ sung dầu cá cũng được cho là hữu ích. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy chúng thực sự có hiệu quả đâu nhé.

Có con sẽ giúp cho kỳ kinh nguyệt bớt đau đớn?

Điều này có thể đúng, nhưng nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Đau bụng kinh nguyên phát có xu hướng giảm dần khi phụ nữ già đi và cả sau khi sinh con.

Nguồn: https://chedoconnho.com/

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, Con Nhỏ xây dựng khóa thực hành thai giáo online – Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của Con Nhỏ là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

 

Leave A Comment

Recommended Posts